CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nguồn nhân lực
luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển. Đặc biệt,
trong giai đoạn hiện nay nhân loại đang bước vào nền văn minh trí thức với những
biến đổi vô cùng to lớn cùng sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng truyền thống và nội lực của
mình phải tạo được những bước đi thích hợp để nhanh chóng tiếp cận và hội nhập
vào trào lưu đó. Đối với nước ta, đây thực sự là thời cơ thuận lợi để phát triển,
đồng thời đây cũng là một thách thức vô cùng gay gắt. Đòi hỏi những con người của
thế hệ hôm nay và mai sau phải có đầy đủ năng lực và sức mạnh để có thể đưa đất
nước nhanh chóng hòa nhịp. Chính vì lẽ đó mà đầu tư cho sự nghiệp giáo dục -
đào tạo - phát triển nguồn nhân lực luôn được Đảng ta đặt vào quốc sách hàng đầu.
Cũng nói
đến vai trò của nguồn nhân lực – tầm quan trọng của yếu tố con người. Tại Đại hội
Đảng XIII, nguồn lực của con người được khẳng định như một yếu tố cơ bản của sự
phát triển. Trong tổng hợp các nguồn lực, vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn
lực từ nước ngoài và các nguồn lực khác chỉ là tiềm năng. Vai trò tác động sức
mạnh của chúng đến đâu đều phụ thuộc vào hoạt động của con người, vì con người
là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có tri thức và ý chí. Chỉ con người mới có
thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp cho một mục tiêu nhất
định. Các nguồn lực khác là khách thể thực sự cải tạo, khai thác và đều phục vụ
cho nhu cầu, lợi ích của con người. Từ đó có thể nhận thấy nguồn nhân lực có
vai trò rất quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chất lượng nguồn
nhận lực Việt Nam trải qua cùng thời gian cũng đang dần được nâng cao, phát triển
cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay so sánh tương quan về chất lượng
nguồn nhân lực ở nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, dễ
dàng nhận thấy rằng nguồn nhân lực nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức và
còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Đảng và nhà nước ta cần có những chính
sách, phương pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại yếu kém, nâng cao chất lượng
nguồn nhận lực hiệu quả đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và có thế
sánh ngang với nguồn nhận lực của các nước trong khu vực và thế giới.
Phân tích đặc
điểm của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay thì có những ưu điểm và hạn chế cụ thể
như:
+ Về ưu điểm: Việt Nam
có nguồn nhân lực dồi dào, đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng; chất lượng
đang dần được nâng cao; con người thông minh, nắm bắt công việc cũng như các
công cụ khoa học kỹ thuật nhanh chóng và cần cù, chịu khó. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, đến năm 2011 dân số Việt Nam gần đạt ngưỡng 88 triệu người. Với
lượng dân số này, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và
thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về lực lượng lao động, tính đến 1/7/2011, cả nước
có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng
dân số. Giá nhân công rẻ mạt tạo cơ hội cho nước ta thu hút các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài vào Việt Nam.
+ Tuy nhiên, có mặt hạn
chế: Chất lượng của nguồn nhân lực nước ta còn thấp, số lao động có tay nghề,
có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế. Trong tổng số 51,4 triệu lao động
chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Sự chênh lệch về chất
lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị.
Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, ở nông thôn chỉ có 9% trong
khi đó lực lượng lao động ở nông thôn tập trung tới 70,3%. Sự chênh lệch này là
quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Nguồn lao động
dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng,
nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là do lao động Việt
Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về
chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và còn khiến
cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân.
Trước những
tình hình đó, nhà nước ta đã và đang cố gắng thực hiện, ban hành các chính sách
để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng tốt hơn. Nhiều chính sách được
ban hành mà trọng tâm nhất là nâng cao trình độ năng lực – phát triển giáo dục
như: Chính sách về đầu tư cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; Chính
sách hỗ trợ tài chính, miễm giảm học phí, ưu tiên cho những đối tượng thuộc
vùng khó khăn, con em dân tộc, gia đình nghèo…; Chính sách đào tạo nguồn nhận lực
chất lượng cao, ưu tiên các ngành nghề trọng điểm và và có thế mạnh; Thành lập
các ngành nghề, cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu; Tích cực giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm học tập với các trường bạn trên thế giới. Kết hợp với chính sách
phát triển giáo dục, nhà nước ta còn có những chính sách để tạo động lực và tạo
sự phát triển toàn diện như: Chính sách thu hút và trong dụng người tài; Chính
sách thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người lao động; Chế độ bảo hiểm cho người
lao động,….Trên đây là một số những chính sách được nhà nước ban hành để phát
triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đã đạt được những thành tựu đáng kể,
chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, Chính sách phát triển nguồn
nhân lực vẫn còn có những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. ở đây không phải hạn
chế về mục đích của việc phát triển mà hạn chế của nó xuất phát từ những điều
kiện tồn tại bên trong vấn đề như: Năng lực của những nhà hoạch định chính sách
còn yếu, có thể chưa có cái nhìn bao quát vấn đề; Năng lực thực thi chính sách
(tổ chức thực hiện) chưa hiệu quả, những phương thức, phương pháp chưa thực sự
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn. Hay lý do từ các yếu tố khác như nguồn
lực kinh tế để thực hiện, năng lực quản lý, khả năng nhận thức của người
dân,….cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách.
Để có thể đạt
được mục tiêu là phát triển nguồn nhân lực xã hội nhằm đáp ứng tốt, đầy đủ nhu
của các doanh nghiệp và xã hội. Hay thực hiện tốt mục tiêu được đề ra trong bản
“Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020” là “Chỉ ra được
nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực
hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so
sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội
ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc
tế”, “Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh
ở mọi lĩnh vực”, “Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo
nhân lực có trình độ cho đất nước”. Chúng ta cần tìm ra những biện pháp đúng đắn,
thực sự khoa học, hiệu quả. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan và có sự
chọn lọc, bổ sung, tôi xin đưa ra một số giải pháp và yêu cầu sau đây:
1.
Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với phát
triển bền vững đất nước. Làm cho mọi người thấy rõ vai trò và
trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực (số lượng
đông, tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp…) thành lợi thế (chủ yếu qua
đào tạo), là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội (của các cấp lãnh đạo,
của nhà trường, của doanh nghiệp và của gia đình cũng như bản thân mỗi người
lao động). Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển
kinh tế - xã hội vì con người và do con người, là một trong những nội dung cơ bản
của phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi
người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực: Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo …; vận động các doanh nghiệp
tích cực tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao.
2. Nâng
cao năng lực của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và việc triển
khai thực hiện chính sách hiệu quả. Tạo cho họ biết được cách xác
đinh vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách khao học và đầy đủ. Và có khả năng đưa
ra được các giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, các nhà quản lý và các nhà hoạch định
chính sách cần phải có được tầm nhìn chiến lược, phân tích được tình hình lâu
dài, từ đó sẽ có mục tiêu chiến lược, và trong mục tiêu chiến lược đó sẽ xác định
các mục tiêu cụ thể.
3. Phát triển
nguồn nhân lực phải đảm bảo sự cân đối. Cân đối ở đây được thể hiện
ở sự phát triển cân đối giữa các vùng miền, giữa nông thôn với thành thị, …. Những
nơi gặp nhiều khó khăn, trình độ kém thì cần chú trọng và đầu tư nhiều hơn.
4. Nội dung đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với thực tế. Đòi hỏi
nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, nhu cầu việc làm, đảm
bảo sự hài hòa, giải quyết được các vấn đề như thất nghiệp, thừa nhân lực ở
ngành nghề này nhưng lại thiếu nhân lực của các ngành nghề khác.
5. Cần chú trọng
và khai thác triệt để thế mạnh của đất nước. Mỗi một vùng miền sẽ
có những thế mạnh khác nhau để phát triển. Nội dung này quan hệ mật thiết với
việc cần phải phù hợp với thực tế. Đó là chúng ta có những lợi thế nào thì cần
tập trung đầu tư vào ngành, lĩnh vực đó cũng như đầu tư đào tạo mạnh về ngành,
lĩnh vực đó.
6. Tăng cường
nguồn tài chính cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm
bảo đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân
lực. Tăng cường hỗ trợ về kinh tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách,
gia đình khó khăn….để đảm bảo cho việc học tập và có cơ hội để phát triển.
7. Chính
sách thu hút nhân tài; đào tạo một đội ngũ giáo viên, giảng viên
có đầy đủ trình độ chuyên môn để đào tạo các nguồn lực cho xã hội; Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao nắm bắt kịp thời những tiến bộ của khoa học
công nghệ hiện đại.
8. Đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học.
9. Tăng cường hợp tác
quốc tế về phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng
một số trường đạt chuẩn quốc tế; Xúc tiến, thu hút một số trường đại học, dạy
nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động; Hợp tác quốc tế đào tạo giảng
viên (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ở trong nước và nước
ngoài) ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, giảng
viên dạy nghề các cấp; Đẩy mạnh hợp tác với các nước có trình độ đào tạo hiện đại,
tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước.
Chủ tịch
Viện đại học quốc tế Nhật bản, là thành viên của Ủy ban điều hành Câu lạc bộ
Rome và vốn là kỹ sư điện cũng đã nói: Một trong những yếu tố làm cho Nhật Bản
phát triển kinh tế thành công sau chiến tranh thế giới thứ 2 là nhờ Nhật Bản đã
có một đội ngũ lao động đông đảo (kể cả kỹ sư) có chất lượng cao và chi phí thấp.
Việt Nam hãy
còn là một nước kém phát triển. Để phát triển, có lẽ Việt Nam cũng phải dựa vào
cả 4 yếu tố nói trên. Tuy nhiên, có thể cho rằng, khả năng xây dựng được một đội
ngũ lao động cân đối và có chất lượng là một lợi thế so sánh tương đối duy nhất
của Việt Nam. Chính vì vậy, trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính
sách đào tạo – phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và được
xem như một nhân tố quan trọng hàng đầu.
Nguyễn Thế Hiệp
Nhóm 7 ( Thiên Hà)
Hay!
Trả lờiXóaHọc đàn guitar cơ bản