MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ


       Hiện nay, trong vấn đề thuyết trình của sinh viên ở các trường đại học có một thực trạng là sự thiếu tự tin,không chủ động với nội dung thuyết trình mặc dù họ là người làm ra sản phẩm. Vậy có những biện pháp nào để có thể khắc phục khó khăn trên?. Bài viết này nhằm mang đến một số ý kiến  để bài thuyết trình đạt hiệu quả, hi vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong quá trình học tập.

Trước tiên đó là trong giai đoạn chuẩn bị :


a, Nội dung : nên dùng nhiều thời gian nghiên cứu về chủ đề, đề tài của bạn và phát triển thành các ý tưởng.

b, Cách tổ chức bài diễn thuyết : sắp xếp các ý tưởng của bạn vào phần mở bài, than bài, kết bài một cách logic để người nghe có thể hiểu được trọng tâm vấn đề mà bạn đnag trình bày.

c, Gạch ý chính vào tờ giâý nhỏ: ngắn gọn, súc tích.

d,Thực hành: luyện tập nhiều lần trước ngày thuyết trình, sẽ rất hay nếu bạn canh thời gian trong khi tập, nó sẽ giúp bạn chủ động thuyết trình hơn.

Giai đoạn trình bày:

Lưu ý: bạn cần phải hiểu rõ được mục đích trình bày của bạn là gì và tất cả các công cụ chỉ nhằm truyền đạt mục đích của bạn rõ nét nhất mà thôi. Vì vậy ngoài nội dung, kiến thức kĩ năng phải đày đủ ra thì bạn cần:

a, Phong thái tự nhiên: thuyết trình một cách tự nhiên như đang trò chuyện với khán giả, tránh cách nói đều đều như “trả bài”, không nên nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.

Sự nhiệt tình : chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề đang nói thông qua giọng nói và biểu cảm trên mặt.

Sự rõ ràng : phát âm ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.


b, Ánh mắt, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ:

Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt cũng như mạnh dạn nhìn vào mắt khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả và bạn cũng có thể nhận được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.Thông thường, chungs ta chỉ chăm chú nhìn vào bài thuyết trình và nhìn vào một điểm nào đó “không người” để đơn giản sự lo lắng nhưng làm thế người nghe cảm thấy họ không được tôn trọng vì bạn không coi họ là trung tâm của buổi thuyết trình.Tôi nghĩ, bạn chỉ cần nắm vững những gì cần thiết và nói theo cách riêng của mình thì bài thuyết trình sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Hãy tập cho mình thói quen nói to, rõ ràng, có cảm xúc và truyền tải được ý nghĩa lời nói, đừng ngần ngại, sợ hãi, hãy nói theo những gì bạn nghĩ mình cần phải lên, xuống giọng.

Cách đi đứng: một dáng điệu, một sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, đáng tin cậy ở chính bạn.

Giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh điểm chính và thu hút sự chú ý của người nghe.Lúc đó bạn là người làm chủ khán phòng. Cụ thể như sau:

Đừng đặt vị trí bài thuyết trình làm số một hãy nhường vị trí đó cho người nghe , người xem như thế bạn sẽ biết cách truyền tải những điều hay, tâm đắc tới họ.

Đừng quá chú tâm đến việc liệu bạn có nói hết những gì cần nói hay không bởi vì nếu bạn nói hết mà người nghe không tiếp nhận được gì thì hiệu quả đạt được cũng không như mong đợi. Vậy nên hãy tập cho mình thói quen nói những gì cần nói và cắt bớt những gì không cần thiết.


c, Phương tiện trợ giúp: thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…

các phương tiện nhìn nên: - Đủ lớn để khán giả thấy rõ.

- Đặt tại vị trí dễ nhìn.

- Đơn giản và dễ hiểu.

Một vài lời khuyên nếu bạn làm thuyết trình bằng powerpoint:

1. Tận dụng các âm thanh, hiệu ứng đồ họa trong powerpoint:
- Nếu bạn đang trình bày một vấn đề xã hội, một video ghi lại cuộc khảo sát nhỏ dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp một số người sẽ là bằng chứng vô cùng thuyết phục thay vì các số liệu khô khan , dẫn chứng từ một nguồn mơ hồ , xa xôi nào đó.

- Thể hiện các số liệu của bạn bằng các biểu đồ có tính trực quan, so sánh , đối chiếu để lam nổi bật vấn đề thay vì một bảng thống kê nào đó.

2. Nếu bài thuyết trình là của một nhóm thực hiện, hãy thay nhau thuyết trình hoặc tham gia công việc chung của nhóm. Mục đích là làm cho buổi thuyết trình trở lên sinh động. Mặt khác, nó thể hiện tình đoàn kết và sự đóng góp của các thành viên trong nhóm.

3. Không đơn giản là powerpoint

Thông thường nghĩ tới thuyết trình bạn thường nghĩ tới powerpoint: có thể thay đổi hoặc thêm các hình thức trình bày như: đối thoại, phỏng vấn, diễn kịch, vẽ tranh…điều này làm cho bài thuyết trình của bạn được đánh giá cao hơn.

4. Hãy kéo người nghe vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách giao lưu đặt câu hỏi, hay ra những câu đó vui liên quan đến chủ đề thuyết trình để người nghe cũng được tham gia vào quá trình thuyết trình của bạn.

Chúc các bạn thành công !

Đ/c tham khảo: Kynansong.xitrum.net/hocduong/36.htm


ĐINH THỊ NGẦN- NHÓM 4(SAKURA)

1 nhận xét:

  1. Bí quyết thành công khi thuyết trình là hãy tự nhiên như ở nhà và pha lẫn chút hài hước

    Trả lờiXóa