NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN


       NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công nghệ đều xuất hiện và đổi mới một cách chóng mặt. Hiện nay nghiên cứu khoa học đã có những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của toàn cầu, nghiên cứu khoa học là một bộ máy khổng lồ, nó bao quát tất cả những gì có trong vũ trụ, có thể từ những hiện tượng đơn giản xung quanh bạn hằng ngày nhưng cũng có thể là một hiện tượng lớn lao mà cả thế giới cùng đang hướng tới khám phá. Khi nghiên cứu khoa học không chỉ thông qua độc sách vở mà bạn cần phải khảo sát nó trên thực tiễn, nghiên cứu phải đi đôi với thực hành, không phải ngẫu nhiên mà nhà tương lại học Thierry Gaudin đã nói: “Hãy học phương pháp chứ đường học mỗi dữ liệu”. Sự phát triển của khoa học đã đem lại cho chúng ta không ít hiểu biết về mọi thứ xung quanh, có một câu nói mà tôi đã từng nghe: “ Nghiên cứu khoa học là đi tìm những gì ta chưa biết, hoặc đã bết nhưng chưa chắc chắn”.


          Tôi dang thực hiện niền đam mê khoa học của mình bằng những bước đi đầu tiên, dù còn nhiều khó khăn và hơi khó tiếp cận nhưng tôi hi vọng các bạn cũng như tôi sẽ có nền móng đầu tiên vững chắc để đồng hành cùng CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học Học Viện Hành Chính. Qua đây tôi cũng muốn chia sẻ một chút tôi biết về nghiên cứu khoa học với các bạn.
          "Có thể nhà bác học cũng chỉ là một đứa trẻ, đã duy trì thành công - người ta không rõ bằng cách nào - tính tò mò và khả năng ngạc nhiên lúc tuổi thơ, đồng thời rèn luyện tính kỷ luật, lòng kiên nhẫn, nghị lực của người lớn tuổi, cần thiết cho mọi thành công”.
Muốn đi vào khoa học, ta phải nhận thức được tính chất của lao động nghiên cứu khoa học.

Cũng như nhà săn bắn đi tìm thú, nhà khoa học cũng đi “săn” sự kiện. Người đi săn phải có đầu óc quan sát để phát hiện dấu chân thú, phải kiên trì rình thú ra ăn, phải có trí nhớ để đỡ lạc đường trong rừng rậm, phải nhanh nhẹn để nổ súng kịp thời. Muốn “săn” được nhiếu sự kiện, nhà khoa học cũng phải có những đức tính như thế.
Nhưng người săn thú, sau khi bắn được thú, coi như đã thành công, còn người khoa học với một mớ sự kiện săn được, lại bước sang một giai đoạn khác. Anh ta phải suy nghĩ trên mớ sự kiện đó để khám phá các quy luật. Những quy luật trong tự nhiên xã hội và cả trong tư duy. Công việc này đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú. Và để đi vào con đường khoa học bạn sẽ cần có tính tò mò và tìm tòi trong cuộc sống.


          “Nhà bác học chân chính không thấy cái gì trong thiên nhiên không có tầm quan trọng”
Nghiên cứu khoa học phát hiện vấn đề, đặt các câu hỏi NC, đưa ra giả thuyết, chứng mình giả thuyết, sau đó rút ra kết luận cho giả thuyết của mìnhCó tính tò mò tìm hiểu mới thu thập được nhiếu sự kiện trong quan sát và trong thực nghiệm. Tò mò tìm hiểu sẽ giúp việc thu thập nhiều kiến thức khoa học.

Nhờ tính tò mò tìm hiểu mà nhà côn trùng học Fa brơ, một thầy giáo phổ thông ở một địa phương hẻo lánh nước pháp, trong vài chuc năm đã thu thập được một lượng kiến thức khổng lồ về đới sống nhiều loài sâu bọ trong vùng và đã để lại cho khoa học hàng chục pho sách về đới sống côn trùng hiện còn giữ nguyên giá trị của chúng.

Tò mò tìm hiểu đôi khi dẫn tới phát minh quan trọng không ngờ.
Ở thế kỷ XVIII, có anh thợ chữa kính Hà Lan tên là Lêvenhúc. Một hôm, anh ta tò mò thử xem nếu xếp hai mắt kinh não, ảnh có to hơn so với một mắt kính không? To hơn thất. Anh xếp thêm kính và thấy ảnh càng to nếu càng có nhiều kính. Thế là nguyên lý kính hiển vi cho sự phát triển của nhiều nghành khoa học, thuỷ sinh học, tế bào học, vi khuẩn học…
Năm 1928, nhà vi sinh vật học Flemminh, bấy giờ đang nghiên cứu về sự đột biến của liên cầu khuẩn, nhận thấy một bản cấy khuẩn bị nhiễm bởi một vi sinh vật từ ngoài tới. Người bình thường thì coi đấy là một sự cố không lạ. Nhưng Flemminh lại tò mò quan sát kỹ bản cấy bị nhiễm. Trong tập đoàn liên cầu trùng, có một vùng trong suốt. Thì ra, thứ nấm lạ này đã tiết chất diệt một số liên cầu trùng.
Ông đổi ngay kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu tính chất của loài nấm kỳ lạ này: Chế tạo dung dịch chất nấm để thử nghiệm trên các vi trùng khác nhau; tiêm dung dịch vào thỏ, chuột để xem hiệu quả miễn dịch. Tất cả thí nghiệm đó chưng minh rằng chất tiết của nấm trong dung dịch rất loãng cũng có khả năng diệt trùng mạnh hơn rất nhiều chất sát trùng tối nhất lúc bấy giờ. Nhờ tò mò tìm hiểu của nhà bác học mà chất Pênixilin ra đời, mở đường cho nghành công nghiệp chất kháng sinh đang phát triển mạnh mẽ.
Tò mò tìm hiểu là không bằng long với một mặt của hiện tượng, cố gắng đi tìm các mặt khác.
Khi phát hiện thầy một cây thuốc ở một địa phương chữa khỏi bênh nào đó, một người bình thường thì bằng lòng với kiến thức thông thường này. Người có tính tò mò sẽ tìm hiểu thêm tên khoa học của loài cây, cây có ở địa phương nào, thành phần hoá học ra sao, công dụng được học đã được kiểm nghiệm chưa,…
Tò mò tìm hiểu là không bằng lòng về chỉ biết hiện tượng mà muốn đi sâu vào nguyên nhân của nó.
Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà vật lý học Beccơren thông báo là chất uranium có thể phóng xạ; hai nhà vật lý học khác, Pie và Mari Culi, kiểm tra lại hiện tượng này trên nhiều chất quặng khác, thấy hiện tượng phóng xạ cũng khá phổ biến.
Nhưng ngày nào đó, họ thấy chất quặng Pecblende có tính phong xạ mạnh hơn dự tính. Mari kiểm tra lại dụng cụ đo lường sợ có sai sót chăng? Nhưng không. Lập tức, Pie và Mari đi tìm nguyên nhân của hiện tượng. Có thể là chất khoáng có tính phóng xạ mạnh chứa một chất gì chưa biết có độ phóng xạ cao chăng?
Sau nhiều tháng kiên trì thí nghiệm, họ đã phát hiện là trong quặng Pechblende có độ phóng xạ mạnh khác thường là nhờ hai chất phón xạ mà giới khoa học chưa biết, đây là Polonium và radium.
Tính tò mò khoa học khác hẳn tính tò mò không lành mạnh thể hiện ở chỗ đi tìm hiểu những bí ẩn về đời tư của người khác, không giúp gì cho sự tích luỹ kiến thức khoa học. Ngược lại tính đại khái, phiến diện, ngại đi sâu tìm hiểu, cũng rất xa lạ với người nghiên cứu.
Phải phát triển tính tò mò tìm hiểu từ tuổi vỡ lòng và duy trì nó suốt cả đời người, nếu muốn đi vào con đường khoa học.
Tò mò tìm hiểu là một thuộc tính bẩm sinh. Con thú luôn luôn tìm hiểu thế giới bên ngoài để lấy thức ăn, tránh những nguy hiểm cho đời sống.
Con người, từ khi thành hình, lại phát triển tính tò mò tìm hiểu vào bì ẩn của thiên nhiên. Nhờ đó, đã có sự tích luỹ ngày càng nhiều kiến thức khoa học của mỗi thế hệ làm xã hội loài người tiến lên. Trẻ em ở thế hệ hiện tại biết nhiều hơn người lớn ở các thế hệ trước.
Phải khuyến khích trẻ nhỏ đăt câu hỏi “thế nào?” và “tại sao?” vì ta có thể bằng cách đó bồi dưỡng những mần non bác học. Người ta kể lại: Nhà phát minh ra vi trùng đậu mùa Gienne có tính tò mò tìm hiểu khá đặc biệt tư lúc nhỏ. Hồi còn là học sinh, muốn thử xem sức nóng của ngọn lửa cây nến có đồng đều không, cậu bé Gienne đã thò ngón tay vào đầu ngọn lửa và vào giữa ngọn lửa để kiểm nghiệm.
Giải thưởng Nôben về hoá học Sêmiônốp, người đã hướng dẫn và đào tạo hơn 20 viện sỹ hoá học, cũng có tính tò mò tìm hiểu đáng chú ý từ lúc còn học lớp năm. Vừa học xong bài hoá học, cậu bé Sêmiônốp đã làm ngay thí nghiệm chế muối ăn bằng cách đốt Natri trong bình cầu có chứa Clo và thu được nhiều hạt kết tủa màu trắng. Có bạn hỏi: Sao cậu biết đấy là muối? Sêmiônốp trả lời: Tớ nếm thử, thấy mặn. Tinh thần khoa học quả đã sớm có ở cậu học sinh lớp năm này.
Theo một nhà giáo dục học, nhà bác học là người duy trì thành công - người ta không rõ bằng cách nào - tính tò mò và khả năng ngạc nhiên của tuổi thơ, đồng thời rèn luyện được tính kỉ luật, nghị lực kiên trì của người lớn tuổi.
Từ tuổi lên ba, trẻ nhỏ đã thể hiện tính tò mò tìm hiểu. Phải chọn lời giải đáp thích hợp với từng lứa tuổi. Trước câu hỏi “Thế nào?” và “Tại sao?” của trẻ nhỏ, ta phải nói rõ ràng chó chúng về hiện tượng và tuỳ từng tuổi, tới mức nào về nguyên nhân của hiện tượng.
“Thế nào?” và “Tai sao?” phải là câu hỏi thường trực trong đầu người nghiên cứu trước mỗi sự kiện mới. Chính nhờ đội ngũ cac nhà khoa học của bao thế hệ trước đây, đã làm quan sát, thí nghiệm để tự giải đáp cho bản thân, ta mới có lời giải đáp thoả đáng cho thắc mắc của con trẻ ngày nay.
Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Biển học vô bờ, trên đường học tập và nghiên cứu nhiều khái niệm, công thức có thể sẽ bị quên đi, cái còn lại lâu dài trong mỗi người học là phương pháp - phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề… mà cái đó mới quan trọng cho cuộc đời và nghề nghiệp của mỗi người. phương pháp học tập, kỹ năng nghiên cứu khoa học có thể thâu lượm được sau những tháng năm miệt mài học tập, rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của chính chúng ta thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng cố gắng chinh phục con đường nghiên cứu khoa học để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình, bạn nhé!
 Vương Thị Xuân (Nhóm SAKURA)

4 nhận xét:

  1. 85% nội dung là coppy, nhưng lại chỉ đề tên người viết mà không có chú thích gì thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng dùng từ coppy vì khi viết một bài chia sẻ thì bạn cũng cần phải đọc ở một số loại sách tham khảo...việc không đề tên sách tham khảo mình đọc khi viết cũng không cần thết lắm trong một bài viết như thế này....bạn không đọc kĩ à...bài viết là chia sẻ những gì bạn ấy biết về một số phát minh và kĩ năng khi tìm hiểu về khoa học thôi.

      Xóa
  2. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Khoa_h%E1%BB%8Dc_h%C3%B3a_c%C3%A1ch_suy_ngh%C4%A9,_l%C3%A0m_vi%E1%BB%87c,_h%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp/Ch%C6%B0%C6%A1ng_4.3
    http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Khoa_h%E1%BB%8Dc_h%C3%B3a_c%C3%A1ch_suy_ngh%C4%A9,_l%C3%A0m_vi%E1%BB%87c,_h%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp/Ch%C6%B0%C6%A1ng_4
    Trên đây là link 2 bài viết mà tác giả của bài viết này đã "tham khảo" theo nghĩa coppy!

    Trả lờiXóa
  3. Với bất kì trích dẫn nào trên 2 câu trong 1 tài liệu, Tác giả bài viết hãy ghi rõ các nguồn trích dẫn các tài liệu đó nhé !

    Trả lờiXóa