CLB SINH VIÊN NCKH
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
BAN
CHỦ NHIỆM
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
|
ĐỀ ÁN
QUY ĐỊNH VIỆC BỎ PHIẾU
TÍN NHIỆM TẬP THỂ VÀ THÀNH VIÊN BAN CHỦ NHIỆM CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
-
Căn cứ Quy chế Tổ chức
và Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học – Học viện Hành chính;
-
Căn cứ tình hình hoạt động
của CLB Khoa học.
Đề án này thiết lập, xác định những trường hợp cần bỏ
phiếu tín nhiệm tập thể và thành viên Ban chủ nhiệm CLB; hình thức, quy trình, công
bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm; tiêu chí đánh giá sự tín nhiệm của Hội viên CLB
đối với tập thể Ban chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm.
A.
MỤC
ĐÍCH
Bỏ phiếu tín nhiệm tập thể và thành viên Ban chủ nhiệm
CLB sinh viên nghiên cứu khoa học – Học viện Hành chính nhằm:
1. Thực
hiện đúng và đủ nguyên tắc dân chủ - tập trung dưới sự điều hành thống nhất của
Ban chủ nhiệm và sự hỗ trợ của Ban cố vấn.
2. Thực
hiện sự theo dõi, giám sát của hội viên CLB đối với hoạt động của tập thể và
thành viên Ban chủ nhiệm.
3. Đánh
giá mức độ tín nhiệm, tin tưởng của hội viên đối với tập thể và thành viên Ban
chủ nhiệm.
4. Thiết
lập một cơ chế hữu hiệu để tập thể Ban chủ nhiệm và từng thành viên Ban chủ nhiệm
kiểm điểm và tự phê bình, rút kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động.
5. Làm
cơ sở để thành viên Ban chủ nhiệm quyết định việc xin từ chức, CLB quyết định
việc bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm.
B.
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM
1.
Đối
tượng bỏ phiếu tín nhiệm
-
Việc bỏ phiếu tín nhiệm
được tiến hành đối với tập thể Ban Chủ nhiệm và từng thành viên Ban Chủ nhiệm
nhưng không bao gồm Ủy viên dự khuyết. Trong trường hợp thấy cần thiết, Hội nghị
CLB quyết định bỏ phiếu tín nhiệm các Ủy viên dự khuyết.
-
Trường hợp Chủ nhiệm
CLB vì học tập, công tác mà đã bàn giao lại nhiệm vụ, thẩm quyền cho Phó Chủ
nhiệm; Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm vì học tập, công tác mà đã bàn giao
nhiệm vụ, thẩm quyền cho Ủy viên khác thì không bỏ phiếu tín nhiệm đối với người
bàn giao trong khoảng thời gian bàn giao đó. Ủy viên được bàn giao nhiệm vụ, thẩm
quyền vẫn thuộc đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm.
2.
Các
điều kiện để tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm bất thường.
Bỏ
phiếu tín nhiệm tập thể, thành viên Ban chủ nhiệm khi có ít nhất 01, hoặc tất cả
các điều kiện sau đây:
1. Chủ
nhiệm CLB đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, được quá nửa thành viên Ban chủ nhiệm biểu
quyết tán thành, và được ít nhất bảy mươi lăm phần trăm tổng số hội viên biểu
quyết thông qua.
2. Ít
nhất năm mươi phần trăm trở lên tổng số hội viên đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm tập
thể Ban chủ nhiệm hoặc thành viên cụ thể của Ban chủ nhiệm.
3. Ban
chủ nhiệm quyết định việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm khi có quá nửa tổng số
Nhóm trưởng đề nghị sau khi được Hội nghị Ban chủ nhiệm mở rộng biểu quyết tán
thành.
Hội
nghị bỏ phiếu tín nhiệm bất thường của CLB phải triệu tập đủ ít nhất chín mươi
phần trăm tổng số hội viên.
3.
Bỏ
phiếu tín nhiệm định kỳ
Ngoài
việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm bất thường theo những điều kiện trên, định kỳ
06 tháng, CLB sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm tập thể và thành viên Ban chủ nhiệm.
Hội
nghị bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ của CLB phải triệu tập đủ ít nhất chín mươi phần
trăm tổng số hội viên.
4.
Nguyên
tắc, hình thức bỏ phiếu tín nhiệm
1. Việc
bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành trên nguyên tắc dân chủ - tập trung, khách
quan, công khai, minh bạch.
2. Việc
bỏ phiếu tín nhiệm tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín.
5.
Quy
trình bỏ phiếu tín nhiệm
Quy trình bỏ phiếu tín
nhiệm tập thể và thành viên Ban chủ nhiệm tại Hội nghị toàn CLB như sau:
1. Chủ
nhiệm CLB trình bày báo cáo hoạt động của Ban chủ nhiệm trong khoảng thời gian
từ Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm lần trước đến thời điểm tổ chức Hội nghị bỏ phiếu
tín nhiệm. Báo cáo này phải được gửi đến Ủy ban Giám sát thực thi Quy chế ít nhất
05 ngày trước khi diễn ra Hội nghị.
2. Từng
thành viên Ban chủ nhiệm trình bày báo cáo hoạt động, bản tự kiểm điểm trước
CLB. Báo cáo và bản tự kiểm điểm này phải gửi đến Ủy ban Giám sát thực thi Quy
chế ít nhất 03 ngày trước khi diễn ra Hội nghị.
3. Ủy
ban Giám sát thực thi Quy chế trình bày “Báo cáo thẩm tra hoạt động của Ban Chủ
nhiệm và thành viên Ban Chủ nhiệm”.
4. Các
Nhóm trưởng phản ánh ý kiến của đánh giá chung hội viên nhóm mình về hoạt động
của Ban chủ nhiệm; hội viên CLB đóng góp ý kiến.
5. Hội
nghị CLB bầu Tổ kiểm phiếu 05 thành viên, gồm 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và thành
viên. Thành viên Ban chủ nhiệm không được đồng thời là thành viên Tổ kiểm phiếu.
6. Tổ
kiểm phiếu trợ giúp, hướng dẫn hội viên tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.
7. Việc
kiểm phiếu được tiến hành ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị và phải được lập
biên bản kiểm phiếu.
8. Tổ
trưởng Tổ kiểm phiếu trình bày biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu.
9. Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hội viên
liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm (nếu có).
6.
Đánh giá sự tín nhiệm của hội viên CLB đối với
tập thể Ban chủ nhiệm, thành viên Ban chủ nhiệm.
1. Thành
viên Ban chủ nhiệm nhận được ít nhất năm mươi mốt phần trăm tổng số phiếu tín
nhiệm trở lên thì được coi là được CLB tín nhiệm.
2. Thành
viên Ban chủ nhiệm nhận được trong khoảng từ ba mươi đến dưới năm mươi mốt phần
trăm tổng số phiếu tín nhiệm thì bị coi là CLB tín nhiệm thấp. Trường hợp này,
Ban chủ nhiệm sẽ họp và thống nhất hình thức kỷ luật, khiển trách đối với thành
viên đó, tạo điều kiện để thành viên đó hoạt động tích cực hơn.
3. Thành
viên Ban chủ nhiệm nhận được từ không (0) đến dưới ba mươi phần trăm tổng số
phiếu tín nhiệm thì bị coi là CLB không tín nhiệm. Trường hợp này, thành viên
đó được khuyến khích tuyên bố từ chức ngay tại Hội nghị, hoặc viết đơn xin từ
chức. Ban chủ nhiệm căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, họp và chấp thuận Đơn
xin từ chức của thành viên đó.
4. Tập
thể Ban chủ nhiệm được coi là nhận được sự tín nhiệm của Hội viên khi nhận được
ít nhất năm mươi mốt phần trăm tổng số phiếu tín nhiệm, hoặc có quá nửa tổng số
Ủy viên nhận được đủ phần trăm số phiếu tín nhiệm trở lên, trong đó có Chủ nhiệm
và Phó Chủ nhiệm. Các trường hợp còn lại bị coi là không nhận được sự tín nhiệm
của hội viên./.
BAN CHỦ NHIỆM
tiểu mục 1, của mục 2, phần B chưa rõ ràng. 50 tán thành và 75 biểu quyết nghĩa là như thế nào.
Trả lờiXóamục bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ lên trước bất thường.
Báo cáo phải gửi UB trước ít nhất 10 ngày.
Kiểm điểm của UV BCN gửi UB trước ít nhất 07 ngày.
"Người được bỏ phiếu tín nhiệm không được tham gia tổ kiểm phiếu" thay vì "Thành viên BCN không được...."
Tổ kiểm phiếu phải được lập trước khi diễn ra Hội nghị (nghiên cứu xem là mấy ngày), để thành viên kịp chuẩn bị. Việc này phải do HV quyết định.
Tổ kiểm phiếu thông qua nguyên tắc, quy trình bỏ phiếu, điều hành việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong trường hợp được 50,4 hay 50,5... thì có được coi là tín nhiệm hay không tín nhiệm????
Từ 30% trở lên, BCN kỳ luật hay BCN đề xuất hình thức và Hội nghị thông qua; hay UBGS đề nghị, Hội nghị thông qua? Cái nào đúng thẩm quyền và phù hợp hơn?
dưới 30 mà không từ chức thì vẫn để?
Một điều quan trọng: VIỆC KỲ LUẬT BẤT KỲ THÀNH VIÊN NÀO CỦA BAN CHỦ NHIỆM PHẢI DO TOÀN THỂ HỘI VIÊN QUYẾT ĐỊNH THEO QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ. BAN CHỦ NHIỆM CHỈ CÓ QUYỀN ĐỀ XUẤT, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP KỶ LUẬT. VIỆC KỲ LUẬT PHẢI ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG VĂN BẢN, MỚI CÓ HIỆU LỰC.
- Tiểu mục 1, mục 2, phần B rất rõ ràng: Chủ nhiệm CLB đưa ra đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm trong cuộc họp BCN, nếu quá nửa thành viên BCN nhất trí thì đưa ra toàn thể CLB, nếu được ít nhất 75% hội viên nhất trí thì sẽ tiến hành. Đây là quy định dựa trên nguyên tắc tại Điều 8, khoản 1 Điều 10 của Quy chế.
Trả lờiXóa- Đồng ý về thời gian gửi trước báo cáo.
- Không có gì khác nhau vì chỉ thành viên BCN mới là người "được" (bị) bỏ phiếu tín nhiệm.
- Để đảm bảo khách quan, không ai trong tổ kiểm phiếu bị chi phối thì Tổ kiểm phiếu chỉ nên bầu ngay tại Hội nghị. Việc chuẩn bị phiếu tín nhiệm, hòm phiếu,..do BCN phân công trước đó.
- Trường hợp 50,4 hay 50,5,..thuộc sự điều chỉnh tại tiểu mục 2, mục 6, phần B của Đề án.
- Từ 30% đến dưới 51% thì BCN họp và thống nhất hình thức kỷ luật, khiến trách, việc còn lại đã có quy định tại khoản 2 Điều 13, và khoản 2 Điều 22 của Quy chế. Trường hợp BCN không làm việc này (sau khi đã được UBGS đề nghị) thì UBGS mới tiến hành.
- Dưới 30% thì Đề án đã quy định chỉ có 2 lựa chọn: một là tuyên bố từ chức ngay tại Hội nghị, hai là viết đơn xin từ chức. Việc quy định lựa chọn thứ hai là để tạo cơ hội cho Ủy viên đó xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách sâu sắc, và cũng là để có thời gian cho UBGS thẩm tra việc kiểm phiếu đã khách quan hay chưa?
- "Điều quan trọng:..." đã được quy định trong Quy chế. Đề án không nói lại.