Phải thay được
người không còn uy tín
- Cán bộ nếu lấy phiếu mà đạt tín
nhiệm thấp có quyền xin từ chức. Người tín nhiệm thấp phải tìm giải pháp tốt
nhất cho bản thân trong danh dự - Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông chia
sẻ.
Ông Lê Minh Thông từng là Vụ trưởng Vụ
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương.
Lời cảnh báo về uy tín
Là thành viên ban soạn thảo đề án về
lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, ông giải thích ra sao về ý kiến của cơ quan thẩm
tra rằng phạm vi đối tượng đưa ra lấy phiếu quá rộng sẽ dẫn đến dàn trải, hình
thức, do đó chỉ cần lấy phiếu với các nhân sự cấp cao?
- Mục đích của đề án là cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp, pháp luật về việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do
QH bầu hoặc phê chuẩn.
Hai là để thực hiện Nghị quyết TƯ 4 về
những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, trong đó có việc hàng năm lấy phiếu
tín nhiệm với những người giữ các chức danh mà QH bầu hoặc phê chuẩn.
|
|
Phó Chủ nhiệm UB Pháp
luật Lê Minh Thông: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ để lãnh đạo đo
lường uy tín của mình. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
Do hai yêu cầu trên, nên nếu thu hẹp
đối tượng lấy phiếu tín nhiệm thì sẽ không ôm hết được đối tượng. Song, nếu mở
rộng tất cả thì dễ dẫn đến nguy cơ việc lấy phiếu tín nhiệm trở thành hình
thức.
Bởi vậy, dự thảo phân loại hai nhóm.
Nhóm 49 người là nhân sự cấp cao, những người có địa vị pháp lý, có chức trách
rõ ràng. Những quyết sách của họ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã
hội. Nhóm thứ hai là cấp phó hoặc ủy viên các ủy ban.
Làm như trên đảm bảo đáp ứng được cả
hai yêu cầu mà vẫn tập trung vào nhóm 49 người để đánh giá thực chất hơn.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc
lấy phiếu chỉ để tham khảo, do đó có thể không cần làm mà nên tiến hành bỏ
phiếu tín nhiệm luôn?
- Kết quả lấy phiếu là căn cứ để lãnh
đạo đo lường uy tín của mình. Mỗi người nếu uy tín thấp sẽ phải tự nâng cao
phẩm chất, đạo đức, cung cách điều hành để đáp ứng đòi hỏi của dân.
Mục tiêu của việc lấy phiếu chủ yếu là
để thăm dò uy tín. Nó được làm thường xuyên và không nặng nề.
Tuy nhiên, để đưa ai đó ra bỏ phiếu
tín nhiệm thì phải căn cứ vào kết quả thăm dò hàng năm đó.
Đề án cũng mở ra một cơ hội cho những
người tín nhiệm thấp là họ có quyền xin từ chức. Liệu quy định này có được
hưởng ứng trong thực tế không khi mà ở VN chưa có văn hóa từ chức?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm là lời cảnh
báo cho các vị lãnh đạo biết uy tín của mình đến đâu. Đó là một cơ sở để bản
thân họ tự vấn bản thân xem nên lựa chọn giải pháp nào tốt nhất, từ chức hay để
bị bỏ phiếu.
Trước kia vẫn nói đến chuyện
Việt Nam phải có văn hóa từ chức. Nhưng thực chất những người cần
từ chức lại vẫn còn lơ mơ lắm, họ vẫn có ảo tưởng về mình, cho rằng sự việc
không đến mức như vậy đâu. Nhưng bây giờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm buộc người
tín nhiệm thấp phải tìm giải pháp tốt nhất cho bản thân trong danh dự, trong
văn hóa.
Như vậy sẽ bắt đầu hình thành văn hóa
từ chức thực sự.
Phải thay được người không còn uy tín
Nhân sự cấp cao hầu hết đều là ủy viên
Trung ương Đảng. Vậy việc bỏ phiếu, miễn nhiệm ở Quốc hội sẽ phải có cách thức
làm thế nào để vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở
quan trọng để giúp cơ quan Đảng làm tốt công tác cán bộ. Kết quả lấy phiếu là
cơ sở để cơ quan có thẩm quyền của Đảng xem xét vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức cán bộ.
Đảng đoàn QH cũng trực tiếp lãnh đạo
quá trình lấy phiếu, bỏ phiếu và phải có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận làm
công tác tổ chức của cơ quan Đảng để xử lý theo Điều lệ và quy chế cán bộ của
Đảng.
Khi một nhân sự nào đó được đưa ra để
bỏ phiếu thì các cơ quan làm công tác nhân sự phải chuẩn bị nhân sự khác thay
thế.
Bản chất vấn đề là bỏ phiếu bất tín
nhiệm, vậy tại sao ban soạn thảo không gọi đúng tên?
- Không nên câu nệ câu chữ. Vì ai
không đủ tín nhiệm thực chất là "bất tín nhiệm". Cơ bản nhất là ta có
thay thế được người không còn đủ uy tín nữa hay không?
Đề án cũng đưa ra tình huống nếu cán
bộ lấy phiếu không đạt tín nhiệm thì có thể cách chức luôn, không đợi đến quy
trình qua hai lần lấy phiếu?
- Đúng là có một tình huống là với
những người sau lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm rất thấp, không
đạt 2/3 thì có thể đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm luôn.
Theo Nghị quyết TƯ 4, sau hai lần lấy
phiếu không đạt quá bán thì mới bỏ phiếu. Nhưng đề án QH đưa ra một bước mạnh mẽ
hơn, đó là ngay lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm không đạt 2/3 thì
có thể đưa ra bỏ phiếu luôn để kịp thời thay thế cán bộ. Chứ đợi tới 2 năm thì
lâu quá, sợ trì trệ.
Tại sao đề án không bổ sung tình huống
có thể đưa ra bỏ phiếu bất thường trong trường hợp cần thiết?
- Đề án không loại bỏ chuyện bỏ phiếu
bất thường. Vì có 5 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó vẫn giữ quy định cũ
là 20% ĐBQH hoặc các ủy ban đề xuất.
Lê Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét