CHÍNH SÁCH CÔNG - KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG


       Chính sách công là một trong những công cụ mà Nhà nước dùng để quản lý kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, không những thế chính sách công còn được coi là công cụ nền tảng định hướng cho các công cụ quản lý khác. Tuy nhiên, để làm chủ và sử dụng chính sách như thế nào cho có hiệu quả lại là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu. Phạm trù chính sách công còn khá mới mẻ và khoa học này mới được tập trung nghiên cứu trong vài ba thập kỷ gần đây. Đặc biệt ở nước ta chính sách công còn thực sự mới mẻ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng nó vào quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
         Các bạn thân mến!
        Kiến thức cần có đối với chúng ta- những nhà nhà quản lý nhà nước trong tương lai, việc tìm hiểu về vai trò của chính sách công là hết sức quan trọng, khi hiểu được đúng đắn và đầy đủ vai trò quan trọng của nó và biết cách thực hiện nó vào thực tiễn đời sống sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong Chương trình đào tạo hệ cử nhân quản lý nhà nước, những bạn không học chuyên ngành Chính sách công chỉ được tiếp cận và làm quen với chính sách công qua môn học Phân tích chính sách công, vì vậy mà chưa có cơ hội được tìm hiểu sâu về chính sách công. Với mong muốn là củng cố lại kiến thức về phân tích chính sách công, cũng như giúp các bạn hiểu kỹ hơn về nghề chính sách, vai trò của chính sách công trong quản lý kinh tế, xã hội …. , nhận thức một vấn đề chính sách công cần giải quyết, phải làm thế nào đưa ra được một chính sách đúng đắn để giải quyết vấn đề chính sách đó, cách thức để thực thi trong thực tiễn và đánh giá một chính sách….. trong mỗi kỳ, mình sẽ đề cập tới một số vấn đề theo hệ thống tìm hiểu về chính sách công.

          BÀI I: NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ
NGHỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

          1. Nhận thức về chính sách công
          Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lục và nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho xã hội. Hoạt động của nhà nước không chỉ tác động đến một bộ phận. một khu vực dân cư mà tác động rộng khắp đến mọi đối tượng trên phạm vi quốc gia. Tác động của nhà nước có thể mang tính chính trị, kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép vào các cơ chế quản lý, điều hành thống nhất. Đồng thời trong những điều kiện phát triển khác nhau, chức năng – nhiệm vụ của nhà nước cũng có những thay đổi một cách thích hợp, vì thế mà quan niệm về chính sách công cũng được tiếp cận một cách khác nhau:
          Có người cho rằng, chính sách ông trước hết phải hướng tới phục vụ số đông trong xã hội dù là trực tiếp hay gián tiếp, hứ không thể hướng tới một cá nhân nào.
          Có ý kiến thiên về tính kinh tế cảu các hoạt động Nhà nước nên học cho rằng chính sách công là kết quả hành động mà nhà nước hướng tới, chứ không phải là những dự kiến, là những lời nói khôn đi dôi với việc làm, không đi vào cuộc sống.
          Theo một số quan niệm của các nhà khoa học lớn:
+ Theo Thomas Dye: Ông cho rằng “Chính sách công là bất kỳ những gì mà Nhà nước lựa chọn làm hoặc không nên làm”.
- Chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước;
- Là một sự lựa chọn của nhà nước để thực hiện một đường lối hành động nào đó;
- Nhà nước có thể lựa chọn là không làm gì để duy trì một hiện trạng nào đó đang theo hướng tích cực hoặc phù hợp với đường lối của nhà nước.
+ Theo Williams Senkins: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một nhà hoạt động chính trị hoặc một nhóm các nhà hoạt động liên quan đến việc lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt được mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc thẩm quyền của họ”.
- Đó là một tập hợp các quyết định;
- Mang tính định hướng mục tiêu;
- Thuộc phạm vi thẩm quyền của họ.
+ Theo James Andrerson: “Chính sách công là một đường lối hành động có mục đích, được ban hành bởi một nhà hoạt động hoặc một nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hay một vấn đề quan tâm”.
- Sự tồn tại của một vấn đề phát sinh hay một vấn đề cần quan tâm đòi hỏi phải hành động.
Theo quan niệm của Việt Nam về chính sách công: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành bao gồm mục tiêu và các cách thức để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

           2. Nghề phân tích chính sách
       Các nước phát triển đã chú trọng về vấn đề phân tích chính sách cũng như nghề chính sách từ rất lâu so với nước ta. Ở các nước này, chính sách công cũng như chính sách tư đã thức sự phát triển và vận dụng một cách hiệu quả trong quản lý cũng như phát triển kinh tế xã hội. Nhưng với nước ta, nó còn thực sự mới mẻ, ít người có thể biết đến và hiểu rõ được khái niệm chính sách và chính sách công. Vì vậy mà nghề chính sách cũng thực sự còn rất mới.
         Trước kia thường do các nhà kinh tế học, chính trị học, hành chính học, tài chính đảm nhiệm. Đó là các hoạt động kéo theo trong quản lý nhà nước, thường thống nhất với hoạt động quản lý nhà nước. Được đan xen, trộn lẫn với công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát.
         Hiện nay, phân thích chính sách đang dần trở thành một nghề, đó là nghề phân tích và tư vấn chính sách. Chuyên gia phân thích có thể làm trong các cơ quan sau:
- Các cơ quan nhà nước;
- Công ty tư vấn;
- Viện nghiên cứu về chính sách;
- các hiệp hội, các tổ chức chính trị -xã hội;
- Các tập đoàn kinh tế;
- Các tổ chức phi lợi nhuận;
- Các cơ quan, tổ chức khác.
Nhiều người cho rằng, việc học chính sách công sau này chỉ có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, và khó có thể tìm kiếm được việc làm. Nhưng các bạn không biết rằng: Trong các cơ quan nhà nước, nghề chính sách có thể làm việc ở hầu hết mọi lĩnh vực, mọi cấp từ trung ương đến địa phương. Trong các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan tham mưu, tư vấn, hoạch định và thưc thi chính sách trong thực tiễn của đời sống xã hội.
         Không chỉ làm việc trong khu vực công, mà “nghề” chính sách còn có cơ hội rất rộng mở ở khu vực tư nhân. Làm việc trong các tổ chức kinh tế, tập đoàn công ty lớn, các tổ chức phi chính phủ mà có khả năng thu nhập rất cao. Tại các công ty, doanh nghiệp sản suất, kinh doanh thương mại, họ rất cần một người am hiểu về vấn đề thị trường, có tầm nhìn rộng, khả năng dự đoán trong tương lai để có thể đưa ra các chính sách phát triển cho công ty một cách phù hợp trong tương lai. Trong các tổ chức phi chính phủ, những người làm công tác chính sách có thể đưa ra các hướng hoạt động để gây quỹ, các chính sách ngoại giao và đưa ra các kế hoạch để thực hiện các hoạt động từ thiện một cách hiệu quả nhất.   
                                  
  Nguyễn Thế Hiệp - Nhóm 7 (Thiên hà)
      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét